Phương pháp giảng dạy
Phương pháp của Life Art là sự kết hợp của Giáo dục phản biện (Critical Pedagogy) và Sử dụng Nghệ thuật trong phát triển con người (Arts in development).
Phương pháp Giáo dục phản biện đã được thực hiện tại nhiều trường đại học ở các nước phương Tây, nhằm thúc đẩy khả năng tư duy độc lập của học sinh. Phương pháp “Sử dụng Nghệ thuật trong phát triển con người” đã có mặt trên thế giới từ những năm 60s và đang được Liên hiệp quốc, các tổ chức giáo dục, phát triển xã hội áp dụng trong nhiều chương trình phát triển cộng đồng. Tất cả đều cùng chung một mục đích là khuyến khích người tham gia làm chủ được cuộc sống và quyết định của mình. Những gì làm nên cộng đồng cần phải được vận dụng để phát triển cộng đồng, đó là văn hoá, tập quán, giá trị cảm xúc, khả năng biểu lộ và giao tiếp, tìm hiểu vấn đề từ chính sự phân tích và nhìn nhận của mình chứ không phải do bất cứ “chuyên gia” nào mang lại.
Từ lâu, các chương trình phát triển xã hội đã sớm nhận ra sự bất cập của những phương pháp “giáo dục” truyền thống như: sử dụng máy chiếu, thuyết trình, văn bản, hội thảo.. , điều này trùng hợp với những nghiên cứu về 2 bán cầu não, trong đó chỉ có 1 bán cầu não làm việc về logic và trí óc, 1 bán cầu não còn lại quyết định những yếu tố về cảm xúc, trực giác.., việc cảm nhận chỉ được hoàn thiện khi biết kích thích, vận dụng tất cả những yếu tố này.
Một phương pháp gần gũi nhất với “Sử dụng nghệ thuật trong phát triển con người” chính là phương pháp “Nghệ thuật trị liệu”, hướng tới khai phá và hiển thị cảm xúc bên trong mỗi người.
Khi nghiên cứu về EI (Trí tuệ cảm xúc) người ta thấy rằng trí thông minh (IQ) và tư duy Logic không phải là yếu tố hàng đầu dẫn đến những quyết định đúng đắn, mà trực cảm và khả năng nhìn nhận, quản lý cảm xúc mới là yếu tố quan trọng để một người có thể duy trì các mối quan hệ, hiểu được mình và mọi người. Giáo sư D.Godeman đã nghiên cứu nhiều nhà điều hành các công ty lớn và có kết luận: Chỉ số IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt, trong khi đó chỉ số EQ lại chiếm đến 75% sự thành đạt.
Nhiều công trình nghiên cứu của Arsenian, D.Burlingham cho rằng đứa trẻ bình thường để trở thành người lớn tiến triển, phải dựa trên ba bình diện song song: Thể chất, Trí tuệ và Tình cảm
Tất cả những điều đó để thấy rằng, một người muốn cảm nhận và “học” toàn diện, không thể chỉ dựa vào những thông tin được cung cấp, mà cần phải trải nghiệm và vận dụng mọi giác quan, trong đó có trực giác của mình để làm giàu vốn sống trong tâm hồn và tri thức của mình, từ đó có cái nhìn và đường đi của riêng mình trong cuộc sống.
Phan Ý Ly, giám đốc của Life Art, đồng thời là trưởng bộ phận chuyên môn của Life Art, là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất nhận học bổng Chevening của chính phủ Anh để theo học học thạc sỹ về “Sử dụng nghệ thuật trong phát triển cộng đồng”, ngành học kết hợp triết lý của “Giáo dục phản biện” và “Nghệ thuật phát triển con người”. Ngôi trường mà chị theo học cũng có thâm niên nhất trên thế giới (12 năm) về ngành học này với 10-14 học viên từ khắp thế giới theo học mỗi năm. Chị Ly cũng là người đã đạt số điểm thực hành cao nhất khoá (82/100 điểm) và cao nhất trong lịch sử thành lập của chuyên khoa này tại trường University of Winchester (2004, 2005) và tốt nghiệp hạng Ưu. Dự án mang lại cho chị số điểm thực hành cao nhất trong lịch sử ngành học này chính là “Cuộc đời của tôi – Cách nhìn của tôi”, với bộ phim tài liệu “Thảo nguyên xanh tươi” do 7 em nhỏ ở Bãi Giữa sông Hồng thực hiện.
Xin giới thiệu 3 quy tắc đầu tiên trong phương pháp của Life Art:
1. Quy tắc thứ nhất của Life Art: Mỗi cá nhân là người chủ của chính mình
“Giáo dục, trong bối cảnh này, là nơi để con người tự đặt tên cho thế giới của mình”. (Paolo Freire). Có nghĩa là con người ấy, thay vì nhìn thế giới hoặc mù quáng nghe theo sự “mô tả” hoặc “kể lại” của người khác, cần trở thành chính mình, hình thành các khái niệm về cuộc sống, xã hội, thế giới, lịch sử, và tương lai, thực hiện những quyết định qua chính trải nghiệm và đúc kết của riêng mình.
Thay vì cung cấp, thuyết trình những thông tin có sẵn trên mạng, sách báo, hoặc những đúc kết của một thiên tài nào đó.., Life Art tạo không gian để người học có thể tự đặt tên và hình thành khái niệm của chính mình. Người ta có thể dễ dàng có được thông tin nhưng không dễ tìm được môi trường an toàn để thử nghiệm, kiểm chứng. Đôi khi, phải mất cả một cuộc đời để trải nghiệm. Life Art tạo một môi trường an toàn để học viên có thể “đặt vấn đề” và trải nghiệm thật nhất theo cách của mình. Life Art tin rằng đây mới là vai trò đích thực của công tác phát triển con người: để mỗi cá nhân là người chủ của chính mình.
2. Quy tắc thứ hai của Life Art: Trải nghiệm và giải phóng trong Tư duy, Thể chất, và Cảm xúc.
Con người hình thành khái niệm của mình về thế giới bên ngoài và bên trong của mình qua việc quan sát, suy ngẫm, trải nghiệm, cảm nhận.. không chỉ bằng trí não, ghi chép, và lời nói, mà bằng cả trực giác, cảm xúc và mọi giác quan.. Cũng như ta cảm nhận một con người, không thể chỉ bằng cách nghe nói, hay nhìn thấy họ, mà còn những trực cảm và ghi nhận đến từ nhiều trải nghiệm với con người ấy.
Tại Life Art, việc trải nghiệm phải tận dụng tối đa các giác quan, cơ thể và cảm xúc của người tham gia. Thay vì chỉ tập trung vào lý trí, người học được khuyến khích lắng nghe và tôn trọng cảm xúc bên trong mình, để ý, gọi tên những thứ không hiện hình nhưng luôn hiện hữu. Mọi “thông tin” bên trong và ngoài cơ thể đều quan trọng như nhau, từ hình ảnh, trí tưởng tượng, sự im lặng, âm nhạc, chuyển động, sự bất động, lời nói,nh nhìn.. Chính vì vậy, chúng tôi khẳng định chắc chắn, sẽ không ở đâu ngoài cuộc đời thực, người học được trải nghiệm sâu và hình thành những khái niệm mà mình hiểu thấu như ở Life Art. Cũng không ở lớp học nào, học viên sẽ được làm việc cùng cảm xúc, học cách lắng nghe theo trực giác của mình, vốn là nền tảng của Trí tuệ cảm xúc (EQ) như ở Life Art.
3. Quy tắc thứ ba của Life Art: Điểm chung của tất cả chúng ta là sự khác biệt.
Sự khác biệt tạo nên tính đa dạng của xã hội, và đó cũng là điểm chung nhất giữa tất cả cá thể. Một người không biết mình khác biệt cho đến khi được trải nghiệm cùng những người khác, ngược lại, người này cũng không biết mình có sự đồng cảm nếu không bộc lộ được vấn đề của mình.
Life Art cam kết tạo môi trường trải nghiệm an toàn, là nơi không có sự phán xét cho những đúc kết hoặc nhìn nhận của bất cứ ai. Life Art, một người giảng viên giỏi là một người ham học hỏi từ mỗi học viên, và mỗi học viên cũng cảm thụ được từ người khác để góp phần tạo nên cách nhìn của mình về mỗi khái niệm. Mỗi trải nghiệm đều quý báu và có giá trị như nhau. Chuẩn mực là cái dễ bị phá vỡ nhất.
So sánh phương pháp giảng dạy | |
---|---|
Phương pháp tại Life Art | Phương pháp thông thường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|